CHẤT LƯỢNG

Bưởi La Tinh Hoài Đức luôn đảm bảo chất lượng vượt trội và uy tín trên thị trường.

NHANH CHÓNG

Các hệ thống phân phối chính thức trên cả nước giúp thuận tiện trong bán buôn và bán lẻ.

XUẤT KHẨU

Sản phẩm sẵn sàng để cung cấp cho các thị trường ngoài nước. Liên hệ ngay để được trợ giúp.

Thông tin

Bài mới

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

Danh tiếng của bưởi đường La Tinh Hoài Đức

Ông Nguyễn Ngọc Giàng một người có kinh nghiệm nhiều năm trồng bưởi đường La Tinh Hoài Đức kể lại một câu chuyện về một người ốm, thèm ăn một quả bưởi, lúc đó vào khoảng tháng 3, 4, miền Bắc chưa có quả gì thu hoạch được. Người con trai chiều lòng mẹ, sang nhà ông Bá Diệu xin một quả bưởi về cho mẹ ăn, ăn xong bà thấy người khỏe hẳn ra.

Những gốc bưởi La Tinh lâu năm rất sai quả và có giá trị

Còn với ông Vực, một cựu chiến binh đã mày mò mua cả bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng về trồng đối chứng, ông Vực đã cho biết chưa có giống bưởi nào ngon như bưởi đường La Tinh Hoài Đức. Chính vì vậy, bưởi đường La Tinh Hoài Đức từ lâu đã lấy được lòng của những thực khách sành ăn gần xa. Với những đặc điểm về chất lượng như vậy, bưởi đường  La Tinh đã lấy được lòng của những thực khách sành ăn. 

Bưởi đường  thương hiệu La Tinh

Hương thơm, vị ngọt môi mình, môi ta

Hỡi người du khách gần xa

Có về thưởng thức bưởi La… xin mời

Về mặt giá cả, bưởi đường La Tinh Hoài Đức có giá ổn định và luôn cao hơn các giống bưởi khác. Kể cả khi thị trường các loại bưởi ngọt khác xuống giá thì bưởi đường La Tinh Hoài Đức vẫn giữ được giá. Năm 2021, trong khi giá một số loại bưởi ngọt xuống tới 10.000 đồng/quả thì bưởi đường La Tinh Hoài Đức bán tại vườn vẫn được giá từ 25.000 - 35.000 đồng/quả, thậm chí loại 1 còn được bán với giá 40.000 đồng/quả. Được như vậy là do các đặc điểm quý như thơm, ngọt, tôm ăn giòn và ráo. Đặc biệt, chất lượng bưởi đường La Tinh Hoài Đức rất ổn định qua các năm. Về hiệu quả kinh tế, trổng bưởi đường La Tinh Hoài Đức cho thu nhập cao hơn nhiều so với cây trồng khác. Nếu trồng và chăm sóc tốt thì từ năm thứ 7 trở đi, bưởi đường La Tinh Hoài Đức đã cho thu nhập từ 300 - 400 triệu/ha/năm. Hiện tại ở thôn La Tinh Hoài Đức có khoảng 15 ha, hầu hết các hộ đều trồng bưởi đường La Tinh Hoài Đức, một số nhà có số lượng lớn như nhà ông Giàng, Ông Thái, Ông Vực,... 

Với các tính chất đặc thù của giống bưởi đường La Tinh Hoài Đức, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tiến hành bình tuyển, công nhận cây đầu dòng cho giống bưởi đường La Tinh Hoài Đức, nhặt duy trì, bảo tồn và phát triển giống bưởi quý này. Kết quả bình tuyển đã xác định được 6 cây đầu dòng, thuộc các hộ nhà ông Nguyễn Ngọc Giàng (02 cây), ông Nguyễn Văn Bộ (04 cây). 


Thực trạng vùng trồng bưởi đường La Tinh Hoài Đức

Huyện Hoài Đức có nhiều sản phẩm nông nghiệp mang thế mạnh của các địa phương. Sản xuất ngành nông nghiệp của huyện trong thời qua được sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo, sự đầu tư hỗ trợ của các sở ngành Thành phố và của huyện, nhiều mô hình sản xuất có giá trị kinh tế được mở rộng, các vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao đã hình thành. Đến nay có trên 1.000 ha sản xuất rau an toàn, cây ăn quả đặc sản, hoa cây cảnh đem lại giá trị thu nhập từ vài trăm triệu đến tỷ đồng/ha canh tác, mỗi năm đóng góp vào thị trường nông sản Thành phố hàng nghìn tấn sản phẩm rau, quả,... đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Tổng diện tích cây ăn quả lâu năm của huyện: 1.103 ha, bao gồm: nhãn 149 ha, bưởi 360 ha, phật thủ 26 ha, ổi 334 ha, táo 115 ha, cam 22 ha, cây ăn quả khác 97 ha (đu đủ, chuối, mít, xoài, hồng xiêm,...)

Trên địa bàn huyện Hoài Đức trồng khá nhiều giống bưởi như bưởi Diễn, bưởi Quế Dương, bưởi La Tinh, bưởi đào, bưởi đường chin sớm xã Cát Quế, .... Trong đó, bưởi đường La Tinh của huyện Hoài Đức (bưởi đường La Tinh Hoài Đức) là giống  bưởi địa phương được trồng từ lâu đời tại làng La Tinh, xã Đông La. Theo một số người cao tuổi trong thôn La Tinh kể lại thì giống bưởi này có nguồn gốc từ một cây bưởi cành chiết của cụ Bá Diệu từ khoảng những năm 1930. Cây bưởi tổ đã không còn nhưng các cây bưởi hàng cháu ở trong thôn đã được 60 năm tuổi vẫn phát triển xanh tốt, ít sâu bệnh và cho quả đều hàng năm.

Điều tra lấy mẫu đánh giá chất đất vùng trồng bưởi La Tinh

Cây bưởi đường La Tinh Hoài Đức có đặc điểm sinh trưởng khỏe, tán cây phát triển hình dù, trung bình một năm có 3 đợt lộc chính. Cây ra hoa vào đầu tháng 2 đến đầu tháng 3. Hoa bưởi đường La Tinh Hoài Đức ra thành chùm nhỏ, 5 - 7 hoa/chùm và nằm rải rác khá đều trong tán chính, vì vậy mà quả phân bố khá đều. Lá bưởi đường La Tinh Hoài Đức cũng rất khác so với lá bưởi Diễn, lá điển hình có dạng hình sống trâu (mặt lá phồng lên), lá nhỏ và đều, màu xanh sáng, bộ lá khá dày. Năng suất trung bình từ 250 - 300 quả/cây/năm. Với năng suất này đã mang lại thu nhập cao cho người dân thôn La Tinh so với trồng nhiều loại cây khác. Nếu trồng và chăm sóc tốt thì từ năm thứ 7 trở đi, bưởi đường La Tinh Hoài Đức đã cho thu nhập từ 300 - 400 triệu/ha/năm. Đặc biệt, quả bưởi đường La Tinh Hoài Đức có độ đồng đều quả cao, lại chín sớm hơn bưởi Diễn khoảng 1 tháng, giúp rải vụ rất tốt cho cơ cấu bưởi trên địa bàn huyện. Cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, ít bị chảy gôm, bệnh loét quả và chịu úng khá. Thời gian cho thu hoạch từ cuối tháng 10 đến tháng 11 dương lịch nhưng có thể để lâu ra ngoài tết đến tháng 3, 4 âm lịch mà chất lượng quả vẫn tốt, tôm ăn giòn và ráo.

Hiện tại, bưởi đường La Tinh Hoài Đức phân bố chủ yếu ở các xóm 1, xóm 2, xóm 3 thôn La Tinh, xã Đông La với số lượng khoảng 1360 cây. Trong đó có hơn 55% các cây có độ tuổi 10 -20 năm, gần 15% các cây có độ tuổi trên 20 năm. Hộ trồng bưởi phần lớn là các hộ sản xuất nông nghiệp, có kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc. Nguồn lao động phục vụ trồng và chăm sóc bưởi chủ yếu là lao động gia đình. Việc đô thị hóa đã làm diện tích trồng bưởi đường La Tinh Hoài Đức đang có xu hướng giảm. UBND huyện Hoài Đức cũng đã có những chủ trương giúp bảo tồn và nâng cao thương hiệu cho giống bưởi này như tạo các vùng trồng bưởi tập trung, phát triển theo hướng liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm ...


Hoài Đức nâng giá trị nông sản thế mạnh

Những năm gần đây, huyện Hoài Đức tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, giá trị cao với các sản phẩm rau, quả có lợi thế cạnh tranh. Đặc biệt, huyện khuyến khích, hỗ trợ các hợp tác xã (HTX), nông hộ đầu tư sản xuất ứng dụng công nghệ cao và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Vườn bưởi La Tinh, nhà ông Giàng

Tại xã Kim Chung, từ năm 2015, nhiều nông hộ đã chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả ổi và táo cho thu nhập khá. Giám đốc HTX Nông nghiệp Đoàn kết Nguyễn Đắc Ý chia sẻ, toàn xã có 34,3ha trồng ổi Đài Loan, ổi Thái Lan, táo đại, táo đào. Người dân đã chủ động học hỏi, tìm hiểu, áp dụng kỹ thuật trong quá trình chăm sóc nên ổi, táo có chất lượng tốt, cùi dày, giòn, ngọt được thị trường ưa chuộng. Nhiều vườn trồng ổi, táo cho giá trị thu nhập trung bình từ 300 - 400 triệu đồng/ha/năm.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Tiền Lệ (xã Tiền Yên) Nguyễn Văn Hào cho biết, HTX có khoảng 500 hộ xã viên tham gia trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên tổng diện tích hơn 33ha. Do thâm canh tốt nên mỗi năm, các xã viên có thể sản xuất được 7 vụ. Mỗi ngày HTX cung cấp ra thị trường 12 - 15 tấn rau các loại thông qua một số công ty thu mua, bao tiêu sản phẩm.

Theo đánh giá của Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức, vùng trồng rau trên địa bàn huyện đã có từ nhiều năm trước, những năm gần đây, huyện và Sở NN&PTNT Hà Nội đã đầu tư một số dự án phát triển rau an toàn, rau sản xuất theo quy trình VietGAP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với diện tích trồng cây ăn quả, huyện tập trung phát triển các loại quả chất lượng cao, sản xuất theo quy trình an toàn, hữu cơ, tiêu chuẩn xuất khẩu như: Bưởi Cát Quế, bưởi La Tinh, nhãn chín muộn tại các xã vùng bãi: Song Phương, An Thượng, Đông La, Dương Liễu. Đặc biệt, Hoài Đức phát triển sản xuất hoa lan với diện tích 5ha tại 2 xã Đông La và An Thượng. Hoa lan được trồng bằng giống nuôi cấy mô cho hiệu quả kinh tế đạt trên 250 triệu đồng/sào.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết, đến nay, toàn huyện có 2.000ha rau, hơn 1.000ha cây trồng giá trị cao (Bưởi, nhãn chín muộn, cam, ổi, táo), 200ha phật thủ và 5ha hoa lan. Huyện có 4 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể gồm: Nhãn chín muộn Hoài Đức, bưởi đường Quế Dương, Cam đường Canh, phật thủ Đắc Sở và rau an toàn Tiền Lệ. Thời gian qua, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông sản chất lượng cao an toàn gắn với chuỗi liên kết và tiêu thụ. Trên cơ sở các loại nông sản thế mạnh đã được cấp nhãn hiệu tập thể, huyện có 12 cơ sở sản xuất tham gia chuỗi liên kết với các DN, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm gắn truy xuất nguồn gốc (63 sản phẩm). Đây là thuận lợi để địa phương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông dân đầu tư sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao.

Giống bưởi ăn ngon tuyệt đỉnh, để gần 1 năm không hỏng

Bưởi La Tinh, Hoài Đức có lẽ là một trong những giống bưởi quả bảo quản được lâu nhất trong các loại bưởi của Việt Nam chăng?

Theo ông Văn Công Nhượng - Chủ nhiệm Hợp tác xã Đông La đã làm một thử nghiệm là bôi vôi vào cuống bưởi rồi bọc túi ni lông, để xuống gậm giường, bảo quản được từ tháng 11/2010 sang tháng 11/2011, không bị héo mấy đã đành mà bổ ra ăn vẫn ngon, ngọt. Còn dân dã hơn, xưa các cụ trong làng toàn lấy những cái chum sành to, lót lá chuối khô bên dưới rồi đặt bưởi La Tinh vào, bịt kín lại để chúng không bị “toát mồ hôi” thì bảo quản được 5 - 7 tháng.

Vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Giàng bên những quả bưởi đường La Tinh bảo quản dân dã bằng bôi vôi vào cuống. Ảnh: Dương Đình Tường. 

Khi để lâu như thế, hạt của bưởi đường La Tinh không bị mọc mầm trong quả như bưởi Diễn nên chẳng ảnh hưởng gì đến chất lượng bên trong. Đây có thể nói là điểm đặc biệt quý của giống đặc sản này.Cây bưởi La Tinh càng vươn thẳng lên trời cao thì lưng người trồng bưởi càng cong vít xuống đất. Có những cây bưởi còn có tuổi thọ cao hơn cả tuổi chủ nhân. Như vườn nhà ông Nguyễn Ngọc Giàng cây nào cây nấy đều đã 50 tuổi cả rồi nhưng đến vụ vẫn cho quả rất đều, ăn đặc biệt ngon. Hay cây bưởi đã 80 năm tuổi của nhà ông Bá Vũ vẫn dâng đời những chùm quả ngọt như một sự lạ kỳ, trốn quy luật của tạo hóa.

Còn về mặt giá cả thì bưởi La Tinh luôn ổn định và cao hơn các giống bưởi khác, kể cả khi thị trường xuống dốc, tưởng như bão hòa. Năm 2021, lúc giá một số loại bưởi ngọt xuống tới 10.000 đồng/quả thì bưởi La Tinh bán tại vườn vẫn giá từ 25.000 - 35.000 đồng/quả, thậm chí loại 1 còn được bán với giá 40.000 đồng/quả. Nếu trồng và chăm sóc tốt thì từ năm thứ 7 trở đi, giống đặc sản này có thể cho thu nhập từ 400 - 500 triệu/ha/năm.

Bưởi La Tinh ra hoa vào đầu tháng 2 đến đầu tháng 3, chín vào cuối tháng 11 đến tháng 12, sớm hơn 1 tháng so với bưởi Diễn và bưởi Hiệp Hòa, muộn hơn 2 - 3 tháng so với bưởi Phúc Trạch. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và giúp rải vụ tốt trong cơ cấu trồng bưởi của địa phương.



Giống bưởi đường Hoài Đức

Tôi lặng ngắm dòng sông Đáy đang chảy lững lờ qua những đồng bãi mướt mát màu xanh mà nhớ đến xứ Đoài - một trong tứ trấn của Kinh thành Thăng Long thủa nào. Nơi đây có mật độ dày đặc những công trình lịch sử như làng cổ Đường Lâm, quán Giá, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Mía, đình Tây Đằng… Đặc biệt trong vùng còn có di chỉ Vinh Quang thuộc xã Cát Quế, huyện Hoài Đức được các nhà khảo cổ xác định có niên đại trên dưới 3.000 năm, mang nhiều dấu tích người Việt cổ với những hoạt động nông nghiệp như dệt, làm gốm, đúc đồng, cấy lúa.

Mặc dầu vậy, không mấy người biết đến xứ Đoài còn có một nguồn tài nguyên khác cũng rất giàu có, ít nơi nào sánh kịp, đó là nguồn tài nguyên di truyền thực vật. Chỉ trong vòng bán kính khoảng 15km dọc theo sông Đáy tính từ đập Phùng (huyện Đan Phượng) cho đến hết đất huyện Hoài Đức mà có tới 5 nguồn gen quý được vinh dự điểm danh vào nguồn gen cây trồng đặc sản quốc gia gồm: Cam Canh (thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức), bưởi Diễn (thuộc xã Phú Diễn, Phú Minh huyện Từ Liêm), hồng Yên Thôn (thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất), quýt Tích Giang (thuộc xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ), nhãn Đại Thành (thuộc xã Đại Thành, huyện Quốc Oai).

Một cây cầu qua sông Đáy. Ảnh: Tư liệu.

Theo kết quả điều tra của Trung tâm Tài nguyên Thực vật trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, nguồn gen bưởi ở huyện Hoài Đức nơi lưu vực sông Đáy chảy qua khá phong phú. Đặc biệt tại xã Cát Quế có tới 21 nguồn gen khác nhau, trong có 14 nguồn gen bưởi địa phương (bưởi đường chín sớm có 5 nguồn gen, bưởi đường chín muộn 2 nguồn gen và bưởi chua có 7 nguồn gen). Hầu hết các nguồn gen trên do người dân chọn lọc, lưu giữ và phát triển từ cây trồng bằng hạt ban đầu.

Lý giải cho sự giàu có này, GS.TS Vũ Mạnh Hải - một trong những chuyên gia đầu ngành về cây ăn quả cho rằng lưu vực sông Đáy là nơi giao thoa giữa miền núi, trung du và đồng bằng: “Trong các loài cây ăn quả thì bưởi rất thích hợp ở những vùng ven sông, gần châu thổ vì sinh khối khá lớn, yêu cầu dinh dưỡng cao. Lưu vực sông Đáy là nơi tụ hợp, làm nên sự đa dạng quỹ gen ấy. Hiện người ta mới chỉ khai thác được một số giống nhưng tôi tin rằng trong tương lai, chắc chắn sự đa dạng quỹ gen ấy sẽ còn được khai thác tiếp nữa.

Ông Nguyễn Ngọc Giàng (bên trái) người làng La Tinh, xã Đông La, huyện Hoài Đức giới thiệu về những gốc bưởi đường La Tinh trong vườn. Ảnh: Dương Đình Tường. 

Thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên lưu vực sông Đáy đã hình thành nên nhiều giống bưởi trong đó có những loại rất quý. Tôi đánh giá bưởi đường La Tinh là một giống chất lượng cao nhất nhì ở đây bởi nó có độ brix (ngọt) vào khoảng 13 - 14. Tất nhiên mỗi loài bưởi lại có ưu nhược điểm riêng, như bưởi đường Quế Dương độ brix khoảng 11 nhưng nó lại có ưu điểm về sức sống, sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu úng ngập tốt hơn. Chúng đều được coi là đặc sản của địa phương.

Hiện nay bưởi Diễn đã tràn ra nhiều vùng sinh thái vì khả năng thích ứng rộng, vậy những loại bưởi đường khác chỉ có cách cạnh tranh bằng thời vụ và khả năng chống chịu. Dù sao, bưởi Diễn có yêu cầu canh tác khắt khe hơn mới có thể phát huy hết những đặc tính tốt của nó, còn các loại bưởi khác khá thì dễ tính hơn. Huyện Hoài Đức cùng với Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội đưa hai giống bưởi đường La Tinh và bưởi đường Quế Dương vào làm chỉ dẫn địa lý chung là bưởi đường Hoài Đức là điều rất nên, rất xứng đáng”.

Bưởi đường Hoài Đức gồm 2 nguồn gen chín sớm là Quế Dương và chín muộn là La Tinh nên có tính rải vụ, đều có giá trị cao, bảo quản lâu nên thời gian có sản phẩm gần như quanh năm.

Hà Nội thơm ngát mùa hoa bưởi

Chị Thuỷ chủ một vườn bưởi ngoại thành Hà Nội đang thăm vườn kiểm tra hoa trên những cây bưởi non. Chị cho biết: "những cây lấy hoa thường là những cây non có tuổi đời khoảng 5 đến 7 năm khi ấy cây còn non, chất lượng quả chưa tốt nên sẽ cắt hoa, những cây có tuổi đời chưa đến chục năm quả có cũng để bán bày bàn thờ. Khi nào cây bưởi được trồng khoảng 15 năm mới cho chất lượng ngon nhất".

Với hơn 2 mẫu trồng bưởi, cứ mỗi dịp cây trổ hoa cả vườn sẽ toả ra mùi hương thơm ngát dịu nhẹ, cảm giác rất dễ chịu. Chị Thuỷ đánh giá, hoa bưởi khi nở rộ hương thơm dịu mang lại cảm giác sảng khoái khác hẳn so với hoa sữa khi nở rộ mùi thơm nồng và hắc. Đề cập đến cách chăm sóc cây bưởi để nhiều hoa - sai quả, chị Thuỷ chia sẻ: 'Cứ mỗi thời điểm cần bón phân, tưới nước tỉa cảnh, quan trọng nhất cần theo dõi sự phát triển của cây tránh trường hợp sâu bệnh phá hoại. 

Chính vì mùi hương dịu mát, để được cả tuần mà hoa bưởi được người Hà Nội vô cùng yêu thích, mua từng chùm về bày trên ban thờ gia tiên, nấu chè, ướp trà... Khi nở 5 cánh hoa trắng muốt xòe ra khoe nhụy vàng tươi thắm. Hoa bưởi vốn rất đỗi quen thuộc trong ký ức tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam. Đó là thứ hoa âm thầm đến lạ, chưa thấy hình nhưng đã cảm nhận được hương, chưa kịp thấy bóng hoa, nhưng đã ngất ngây vì mùi thơm thanh khiết đặc trưng. Hoa bưởi có rất nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống, mùi hương bưởi giúp giải cảm, thư giãn, giảm stress, giải rượu, giúp tỉnh táo.

Thời điểm này ở Hà Nội, trên những con phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân, Chùa Bộc, Xã Đàn, Lê Duẩn… Hoa bưởi cùng người bán hàng rong 'xuống phố' tỏa hương thơm nồng nàn nhưng lại rất bình dị và mang đến cho nhiều tuyến phố ở Thủ đô nét hương sắc rất riêng.Thời điểm này ở Hà Nội, trên những con phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân, Chùa Bộc, Xã Đàn, Lê Duẩn… Hoa bưởi cùng người bán hàng rong “xuống phố” tỏa hương thơm nồng nàn nhưng lại rất bình dị và mang đến cho nhiều tuyến phố ở Thủ đô nét hương sắc rất riêng.Nhận định thị trường hoa bưởi năm nay, cô Nguyễn Ngọc Thanh bán hoa cho biết: 'Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thị trường tiêu thụ hoa năm nay kém hơn so với mọi năm. Mọi năm một ngày tôi bán từ 20 đến 25 kg còn năm nay một ngày chỉ bán được 5 đến 7kg'.

Nhận định thị trường hoa bưởi năm nay, cô Nguyễn Ngọc Thanh bán hoa cho biết: "Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thị trường tiêu thụ hoa năm nay kém hơn so với mọi năm. Mọi năm một ngày tôi bán từ 20 đến 25 kg còn năm nay một ngày chỉ bán được 5 đến 7kg".'Người mua hoa bưởi nếu để cắm trong nước và cho thêm chút vitamin B1 nụ sẽ nở hết và hoa sẽ bền hơn có thể kéo dài cả tuần',cô Thanh cho biết thêm."Người mua hoa bưởi nếu để cắm trong nước và cho thêm chút vitamin B1 nụ sẽ nở hết và hoa sẽ bền hơn có thể kéo dài cả tuần",cô Thanh cho biết thêm.

Với giá 25.000 đồng/lạng chị Đoàn Linh Trúc (Hai Bà Trưng-HN) nhận định giá cả không thay đổi so với mọi năm. 'Hôm nay gia đình nhà tôi đi Đền Mẫu nên tranh thủ mua chút hoa bưởi bày cùng lễ cúng cầu mong năm mới gia đình bình an, mạnh khoẻ', chị Trúc nói.Mặc dù không rực rỡ như những loại hoa khác nhưng chính nét mộc mạc, trắng ngần của hoa bưởi lại chiếm được cảm tình và làm say đắm biết bao người.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/ha-noi-thom-ngat-mua-hoa-buoi-d316338.html


 
Xem thêm

Điểm tin

Cần xem